Quá Trình Kiểm Tra
QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG VÀ THU HOẠCH TÁO TẠI AOMORI
Để có được những trái táo thơm ngon, to tròn và chất lượng đến tay người tiêu dùng, tại Aomori, những người nông dân phải dùng kĩ thuật chăm sóc tỉ mỉ kể từ lúc cây ra hoa cho đến khi sai quả. Táo Aomori phải trải qua các công đoạn và quy trình nghiêm ngặt từ lúc ra trái tới lúc thu hoạch, đồng thời cũng trải qua việc phân tích thổ nhưỡng, phóng xạ để đáp ứng được yêu cầu trước khi được đưa đi xuất khẩu.
Từ cuối tháng 1 – tháng 3: Cắt tỉa
Cắt tỉa là công việc đầu tiên trong năm. Đây là kỹ thuật quan trọng nhất trong trồng táo. Cắt tỉa để cây có thể hấp thu tối đa ánh mặt trời và tạo điều kiện cho táo phát triển tốt nhất.
Tháng 4: Bón phân
Như bất kì cây trồng nào khác, táo cũng cần dinh dưỡng. Đây là giai đoạn lý tưởng nhất để nuôi dưỡng cây bằng phân trộn hoặc phân bón. Lúc này, người nông dân sẽ chuẩn bị đất và bón lượng thích hợp, không quá nhiều hoặc quá ít.
Tháng 4 – 8: Phun thuốc
Để đảm bảo khỏi sâu bệnh, táo cần được phun thuốc. Theo tiêu chuẩn an toàn của Aomori, người trồng táo được phép phun thuốc 10 lần/năm (trong đó có khoảng 7 lần phun nhẹ khi táo ra quả). Hóa chất trong nông nghiệp được sử dụng một cách an toàn, chính xác và không làm ảnh hưởng môi trường xung quanh.
Tháng 5 – 9: Cắt cỏ
Trong vườn táo, cỏ được trồng để ngăn sự bốc hơi nước của đất, xói mòn đất và bổ sung các chất hữu cơ. Tuy nhiên, nếu cỏ mọc quá nhiều sẽ hút nước của cây táo và côn trùng sẽ phát triển, vì vậy người nông dân thường cỏ khoảng 4 đến 6 lần trong suốt thời gian canh tác
Tháng 5: Thụ phấn
Hầu hết các giống táo đều không thể tự thụ phấn, vì vậy cần phải thực hiện thụ phấn giữa các giống táo bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, ngày nay, người ta không còn dùng phương pháp thủ công để làm việc này, thay vào đó là dùng các loại côn trùng như ong, bướm để thụ phấn cho cây.
Tháng 6 -7: Kết trái
Khi táo nở hoa, người nông dân sẽ chọn những quả táo được tạo ra từ 3 đến 5 chủng táo khác nhau, những quả còn lại đều bị loại bỏ. Việc này sẽ giúp tạo ra một quả táo to và ngon. (Nếu một cây cho 3000 quả thì đến lúc thu hoạch chỉ còn khoảng 300 quả).
Giữa tháng 6 – đầu tháng 7:
Trước đây, chúng ta thường đặt túi lên trái cây để bảo vệ trái cây khỏi sâu bệnh, nhưng hiện nay, nông dân Nhật Bản làm điều đó để cải thiện khả năng bảo quản và tạo màu.
Tháng 9: Bóc túi
Đối với các giống táo kết trái hơi muộn, nông dân Nhật sẽ bắt đầu bỏ túi từ giữa đến cuối tháng 9 và để táo phát triển tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời.
Tháng 9 – 11: Nhặt lá, đảo bóng, tạo màu
Phơi nắng toàn bộ quả táo để táo có màu đẹp. Chỉ khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, táo mới có màu đỏ. Do đó, ở giai đoạn này, người nông dân sẽ hái hoặc nhặt những chiếc lá tạo bóng trên quả táo từ hai đến ba lần để đảm bảo toàn bộ táo đều màu. Ngoài ra còn có các công việc như “sắp xếp cành dài” để cắt những cành không cần thiết mọc mới, “kê cột, treo cành” để táo không bị to, nặng và đổ ngã.
Tháng 8 – 11: Thu hoạch
Táo được chăm bón cẩn thận một năm sẽ bắt đầu thu hoạch vào tháng 8. Khi thu hoạch, nông dân nâng niu cẩn thận từng quả một để táo không bị trầy xước.